flamboyant2412 Admin
Tổng số bài gửi : 59 Join date : 28/06/2010
| Tiêu đề: Trò chơi sinh hoạt 15/7/2010, 20:28 | |
| TRÒ CHƠI SINH HOẠTOẠT
Vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời, cho 15 tới 30 người độ tuổi thiếu niên trở lên tham dự.
Rèn luyện: Sự phối hợp, cộng tác ăn ý trong tập thể.
Giáo dục: Không nhẹ dạ trước những tin vịt hay dư luận xấu.
Luật chơi:
Quản trò ngồi giữa vòng tròn, hỏi to lên: “Ai ?” Một người chạy lên nói nhỏ vào tai quản trò tên ai đó có mặt trong vòng, ví dụ: “Anh Tèo !” Quản trò lại hỏi: “Làm gì ?”
Một người khác chạy lên nói nhỏ một động từ, ví dụ: “Ăn vụng !”
Quản trò lại hỏi về nơi chốn: “Ở đâu ?” “Trong Sở Thú !”
Quản trò hỏi tiếp: “Lúc nào ?” “Giữa đêm khuya !” Có thể hỏi thêm: “Như thế nào ?” “Một cách lấm lét !”
Cuối cùng, quản trò công bố bản tin thời sự cuối cùng: “Anh Tèo ăn vụng trong Sở Thú giũa đêm khuya một cách lấm lét...” Người có tên vừa nêu sẽ phải vào thay quản trò để hỏi và lập một bản tin mới .
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn, thư giãn sau một trò chơi mạnh.
Lưu ý: Có thể sử dụng ngoại ngữ nếu tất cả đều biết chung một ngoại ngữ. Khi ấy sẽ lần lượt hỏi bằng tiếng Anh là: Who ? What ? When ? With who ?... hoặc hỏi bằng tiếng Pháp là: Qui ? Où ? Comment ? Quand ? Avec qui ? Avec quoi ?
Nào Cùng Chuyền
Trò chơi vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời, cho độ 30 người độ tuổi thiếu niên tham dự.
Rèn luyện: Sự nhịp nhàng về thao tác.
Giáo dục: Tinh thần phối hợp tập thể khéo léo.
Luật chơi: Tập trước bài hát: “Nào cùng chuyền chiếc dép trên tay cho người bên mình, chuyền cho đều, chuyền cho khéo, ai ơi, nếu sai, nếu sai xin mời đi ra”.
Ngồi vòng tròn, mỗi người cầm trên tay phải một chiếc dép, cùng chuyền sang cho người bên phải theo nhịp hát. Tới đoạn “Nếu sai, nếu sai xin mời đi...” thì giữ dép lại, nhịp 4 lần trên mặt đất phía bên phải và phía mình, và chỉ thật sự chuyền đi tiếp khi hát tới chữ “ra”. Những ai sai nhịp, dép dồn đống trước mặt, sẽ bị loại. Vòng tròn thu hẹp dần cho tới khi còn lại 2 người đấu tay đôi chung kết.
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi, vui tươi.
Vật dụng: Mỗi người một chiếc dép của mình.
Lưu ý: Nếu chơi trên sân đất, chỉ nên đập nhẹ chiếc dép, tránh làm tung bụi mù mịt.
Em Học Cửu Chương 3
Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong nhà, cho khoảng 30 em trở lại, độ tuổi từ 12 trở lên. Rèn luyện: Phản xạ đúng và nhanh.
Giáo dục: Chú ý đến tha nhân, nhưng không bị tha hóa làm cho bản thân bị mất tự chủ, bị cuốn hút theo người khác.
Luật chơi: Ngồi vòng tròn, chọn một người bất kỳ để mở đầu điểm số từ số 1. Nhưng hễ tới người nào có số chia hết cho 3 ( như 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21... ) thì không được hô lên số ấy, chỉ được phép vỗ tay mà thôi. Người kế tiếp lại hô con số kế tiếp. Ai sai luật có thể bị phạt hoặc loại trực tiếp. Vòng tròn điểm số lại từ số 1, trò chơi tiếp diễn cho tới khi đạt được số 30, hoặc cho tới khi chỉ còn lại 6 người, thì đó là những người thắng cuộc.
Lưu ý: Có thể nâng mức độ khó của trò chơi lên bằng cách quy định cả những số có mang số 3 ( như 13, 23... ) cũng không được hô số mà chỉ được vỗ tay.
Thầy Bói Đoán Mò
Đây là một trò chơi lý luận, trong phòng hay ngoài trời, cho khoảng 30 người độ tuổi thiếu niên trở lên tham dự.
Rèn luyện: Óc lý luận, loại suy để phán đoán đúng đắn.
Giáo dục: Tinh thần khao khát khám phá những giá trị lành mạnh.
Luật chơi: Với một món đồ gói kín, được hỏi 3 câu hoặc hơn, quản trò chỉ trả lời: đúng hay sai, có hay không. Đến câu cuối cùng ai đoán được đúng đó là món đồ gì sẽ là người đoạt giải, thường là chính món đồ bí mật ấy.
Mục đích: Gây bầu khí sinh động, thư giãn sau một trò chơi mạnh.
Vật dụng: Một món quà nhỏ, vui, có ý nghĩa, được gói lại và ngụy trang khéo léo, gây tò mò cho tập thể.
Ông Nói Gà, Bà Nói Vịt
Trò chơi này dành cho khoảng 30 người tuổi thiếu niên trở lên, có thể chơi trong phòng, hoặc đông hơn khi tổ chức ngoài trời.
Rèn luyện: Phản ứng nhạy bén và chính xác.
Giáo dục: Cần phán đoán, nhận định đúng đắn trước mọi sự.
Luật chơi: Quản trò đứng trước một người nào đó trong vòng tròn, chỉ vào tai anh ta và nói: “Đây là cái mũi của tôi”, người kia phải chỉ mũi của mình và nói: “Đây là cái tai của tôi”.
Ai nói hoặc làm sai thì phải ra thay quản trò tiếp tục điều khiển trò chơi hoặc bị phạt.
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn.
Lưu ý: Có thể nâng thêm mức độ khó: Quản trò chỉ vào đầu mình và nói: “Đây là cái lưng của các bạn”, mọi người phải tự vỗ vào lưng mà nói: “Đây là cái vai của anh”...
Tôi Bảo Thì Làm
Trò chơi này dành cho khoảng 30 người mọi lứa tuổi tham dự trong phòng, hoặc đông hơn khi tổ chức ngoài trời.
Thể loại: Phản xạ thuận, trong phòng hay ngoài trời, cho 30 tới 60 người mọi lứa tuổi tham dự.
Rèn luyện: Sự tập trung chú ý, phản xạ nhanh và phản xạ đúng theo thính giác.
Giáo dục: Vâng lời một cách sáng suốt, không dễ dàng tin một cách mù quáng.
Luật chơi: Quản trò hô: “Tôi bảo đứng !” Mọi người phải đứng.
Quản trò bất ngờ không nói “Tôi bảo” mà chỉ hô: “Ngồi xuống !”, những ai lỡ ngồi xuống thì sẽ bị phạt sau khi trò chơi đã kết thúc. Cứ thế quản trò cứ đổi hành động và khẩu lệnh ngày một nhanh cho đến khi có được khoảng 10 bị phạt thì chuyển sang trò chơi phạt.
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn.
Tự Họa Chân Dung
Trò chơi này dành cho khoảng 30 người mọi lứa tuổi tham dự trong phòng, hoặc đông hơn khi tổ chức ngoài trời.
Rèn luyện: Sự nhanh nhạy, nhịp nhàng, chính xác.
Giáo dục: Tính hòa đồng, cởi mở trong tập thể.
Luật chơi:
Quản trò bắt bài hát chỉ có ba chữ “Trán-cằm-tai” theo điệu nhạc phần đầu của bài “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”, mọi người hát theo, tay chỉ đúng vào vào trán, vào cằm hay vào tai của mình khớp với lời đang hát. Tốc độ hát ngày một tăng.
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn, sảng khoái.
Gió Thổi, Gió Thổi
Trò chơi này dành cho khoảng 30 người mọi lứa tuổi tham dự trong phòng, hoặc đông hơn khi tổ chức ngoài trời.
Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn, phản xạ nhạy bén.
Giáo dục: Ý thức bản thân giống và khác mọi người ở điểm nào.
Luật chơi: Quản trò hô to: “Bão thổi, bão thổi”, mọi người hỏi lại: “Thổi ai ? Thổi ai ?” Quản trò bảo: “Thổi những ai đeo đồng hô!” Những ai có đeo đồng hồ đều phải chạy đổi chỗ cho nhau trong vòng tròn. Ai chậm chân nhất sẽ phải ra thay quản trò tiếp tục điều khiển.
Mục đích: Xáo trộn vị trí mọi người trong vòng tròn, tránh co cụm.
Vật dụng: Còi thổi để gây sự chú ý trước khi hô.
Lưu ý: Câu hô “bão thổi, bão thổi” có thể thay bằng các câu khác như: “Kiến cắn, kiến cắn”, “Điện giựt, điện giựt”...
| |
|